Ngày đăng: 11:57 12/10/2023 - Lượt xem: 125
Collagen là một loại protein quan trọng trong cơ thể, chiếm khoảng 25% tổng lượng protein và chiếm tới 70% cấu trúc da. Chúng phân bố chủ yếu ở lớp hạ bì và có chức năng chính là kết nối các mô trong cơ thể và kích thích quá trình trao đổi chất.
Đối với làn da, collagen có vai trò như một chất keo kết nối các tế bào dưới da. Vì vậy không ngạc nhiên khi chúng trở thành một trong những yếu tố quan trọng quyết định độ săn chắc và sự mịn màng của da.
Tuy nhiên, theo quá trình lão hóa tự nhiên, từ sau 25 tuổi, lượng collagen trong cơ thể mất khoảng 1-1,5% mỗi năm. Đến năm 45 tuổi thì ngừng không sản sinh collagen nữa. Điều này dẫn đến hiện tượng các tế bào không đủ collagen để đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là tế bào da, gây ra hiện tượng suy yếu các cơ, mất độ căng mịn và xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, vết chân chim, sạm màu và chảy xệ da.
Đây là một thành phần quan trọng của xương, da, cơ, gân và dây chằng. Ngoài ra, loại protein này cũng được tìm thấy trong nhiều bộ phận khác của cơ thể, bao gồm mạch máu, giác mạc và răng.
Có ít nhất 16 loại collagen khác nhau, trong đó có 4 loại chính là collagen loại I, II, III, IV và V. Mỗi loại sẽ có cấu trúc và thực hiện những chức năng khác nhau:
Vai trò cụ thể của Collagen bao gồm:
Ngày nay, càng có nhiều người quan tâm và hiểu hơn tác dụng của Collagen đối với cơ thể. Có rất nhiều cách để bổ sung lượng collagen thiếu hụt cho cơ thể, tuy nhiên giải pháp uống hiện uống được rất nhiều người lựa chọn.
Bên cạnh những lợi ích mang lại cho làn da, chúng còn tham gia vào quá trình duy trì tính toàn vẹn của sụn khớp, cải thiện các triệu chứng viêm khớp và giảm đau xương khớp ở những người có bệnh viêm khớp. Khi tuổi tác càng cao lượng collagen trong cơ thể của bạn sẽ càng giảm, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt là viêm khớp.
Một kết quả nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy, bổ sung hơn 5g Collagen Peptide cho cơ thể mỗi ngày sẽ góp phần cải thiện sức khỏe xương khớp đáng kể
Collagen có tác dụng gì cho da? Đây chắc hẳn vấn đề được nhiều người quan tâm nhiều nhất. Loại chất này chiếm đến 75% cấu trúc của da, được ví như bộ khung xương nâng đỡ giúp duy trì độ căng mịn và đàn hồi của làn da.
Một số nghiên cứu đã chứng minh Collagen Dipeptide hoặc chất bổ sung có chứa collagen đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe làn da, bằng cách tăng độ đàn hồi và hydrat hóa. Từ đó, làm giảm các nếp nhăn, duy trì độ ẩm cần thiết cho làn da, tăng độ đàn hồi và làm chậm quá trình lão hóa.
Collagen cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Theo giả thuyết của các nhà nghiên cứu, việc bổ sung chất này sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bởi nó có nhiệm vụ cung cấp cấu trúc cho các động mạch, cụ thể là các mạch máu mang máu từ tim đến khắp cơ thể.
Khi lượng collagen của cơ thể suy giảm do tuổi tác sẽ khiến các động mạch trở nên yếu và dễ vỡ. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, thậm chí là có khả năng dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Uống collagen có tác dụng gì cho hệ cơ bắp? Theo nghiên cứu ở những người bệnh thiểu cơ, việc bổ sung collagen sẽ giúp tăng khối lượng cơ bắp. Vì lẽ đó, các nhà nghiên cứu đã gợi ý chúng ta nên bổ sung thường xuyên, cụ thể là 15g mỗi ngày để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tổng hợp protein cơ bắp và kích thích tăng trưởng cơ bắp sau khi tập thể dục.
Một lợi ích của chất này đối với cơ thể mà ít người biết đó chính là tăng cường khối lượng cơ bắp, bởi mô cơ được cấu tạo từ 1% – 10% collagen.
Collagen cũng là một thành phần chính cấu tạo nên xương sụn, uống collagen có tác dụng giữ cấu trúc và giúp xương chắc khỏe. Có thể bạn chưa biết, tuổi tác càng cao lượng collagen trong cơ thể sẽ suy giảm về cả số lượng và chất lượng, khối lượng xương cũng vậy.
Đây chính là những yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng loãng xương, với biểu hiện đặc trưng là mật độ xương thấp và có nguy cơ gãy xương cao. Vậy nên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đảm bảo lượng collagen cần thiết cho cơ thể sẽ góp phần ức chế sự phân hủy xương, đẩy lùi nguy cơ loãng xương.
Đây cũng là một chất giúp lành vết thương hiệu quả. Khi liên kết giữa Collagen và Elastin bị gãy, sẽ tạo thành sẹo. Do đó, nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh các tế bào mới, giúp da hồi phục nhanh chóng và làm mờ các vết thâm. Vì thế chất này được sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật thẩm mỹ và điều trị các vết thương phỏng.
Uống collagen có tác dụng gì cho tóc và móng? Theo nghiên cứu, chất này có trong chất sừng của tóc và móng, giúp cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ cho chúng hoạt động tốt hơn. Điều này giúp tóc suôn mượt, giảm gãy rụng và làm cho móng chân, móng tay trở nên chắc khỏe hơn.
Sử dụng protein này thường xuyên giúp tóc móng chắc khỏe, ngăn trình trạng móng giòn, kích thích tóc mọc dài hơn.
Đối với mạch máu, collagen cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc bổ sung chất này có tác dụng đề phòng xơ cứng động mạch và chứng cao huyết áp. Điều này rất hữu hiệu với những người bị xơ cứng động mạch não và nhồi máu cơ tim.
Collagen cũng có vai trò quan trọng đối với mắt và giác mạc. Nó tồn tại trong giác mạc và thủy tinh thể của mắt dưới dạng kết tinh. Thiếu collagen có thể làm giác mạc hoạt động kém và thủy tinh thể mờ dần, ảnh hưởng đến thị lực của mắt.
Hai loại amino acid trong Collagen là Glycine và Proline có khả năng làm lành niêm mạc dạ dày và thành ruột. Chúng cũng điều chỉnh tiết dịch vị và acid dư thừa trong dạ dày, giúp bảo vệ đường ruột khỏe mạnh.
Vai trò của collagen trong cơ thể được so sánh như xi-măng trong xây dựng một ngôi nhà. Rất không may, quá trình sản xuất collagen tự nhiên trong cơ thể sẽ chậm lại khi chúng ta bước qua tuổi 20, và mỗi năm, lượng chất này trong cơ thể sẽ mất đi khoảng 1-1,5%. Khi đến tuổi 40, hầu hết chúng ta sẽ mất tới 50% lượng collagen trong da.
Đặc biệt, quá trình suy giảm có thể diễn ra nhanh hơn khi bị tác động bởi các yếu tố sau:
Việc sản xuất collagen tự nhiên sẽ giảm khi chúng ta già đi. Điều này dẫn đến các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, da khô và chảy xệ. Cấu trúc collagen trong hệ thống xương cũng giảm dần theo tuổi tác, gây ảnh hưởng đến sức mạnh của xương.
Theo các nghiên cứu về tác động của thuốc lá, hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến phổi mà còn làm giảm collagen và gây lão hóa da, nếp nhăn và mất độ đàn hồi của da.
Đường và tinh bột
Sử dụng thực phẩm có lượng đường cao gây ra tình trạng dư thừa đường trong cơ thể. Điều này làm hình thành glycation, tạo ra các enzym làm suy yếu và phá vỡ cấu trúc các sợi collagen và elastin, dẫn đến da chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn.
Theo nghiên cứu về tác động của tia cực tím đối với sự phân hủy collagen, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời cũng làm giảm sản xuất collagen, đẩy nhanh quá trình lão hóa sớm.
Mặc dù sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được collagen. Để tránh những tác dụng không mong muốn, dưới đây là tổng hợp những bệnh không nên uống collagen mà bạn cần lưu ý:
Không nên sử dụng sản phẩm Collagen chứa hàm lượng Vitamin C cao. Loại Collagen này sẽ làm tăng tiết acid trong dạ dày. Vị tanh trong một số sản phẩm cũng sẽ khiến bạn dễ bị nôn, gây khó chịu cho dạ dày. Thế nên đối với những người bị viêm loét dạ dày nặng cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.
Những bệnh không nên uống collagen bao gồm bệnh thận mạn tính. Tuy nhiên bạn đừng hiểu lầm, đối với một người bình thường sử dụng các loại Collagen thủy phân không có bất kỳ tác động xấu đến hoạt động của thận.
Nhưng đối với người bị bệnh thận mạn tính thì sử dụng quá nhiều chất này sẽ gây áp lực nội cầu thận và tăng lọc cầu thận. Điều này hoàn toàn không tốt cho thận, gây tổn thương thêm cho cấu trúc cầu thận dẫn đến bệnh thận mạn tính trở nên trầm trọng hơn.
Với các thực phẩm chức năng khác cũng cần có ý kiến của bác sĩ trước khi cung cấp cho cơ thể.
Ngoài những bệnh không nên uống collagen kể trên, những người sử dụng thuốc tránh thai, thuốc đặc trị bệnh cũng không nên sử dụng chúng. Bởi có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.
Dễ gặp các tình trạng như cơ thể mệt mỏi, tình trạng mang thai giả,…Tác hại không mong muốn tiếp theo chính là công dụng của các loại thuốc đặc trị giảm dần. Vì thế bạn cần có ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để không gặp những trường hợp ngoài ý muốn.
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ. Và Collagen cũng không ngoại lệ, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, cần lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Những người trước 20 tuổi là thanh thiếu niên đang ở trong độ tuổi phát triển cơ thể. Độ tuổi này collagen sản sinh vô cùng dồi dào. Việc bổ sung chúng sẽ gây mất dư cân bằng dư lượng collagen trong cơ thể. Ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể.
Bên cạnh những bệnh không nên uống collagen, những sai lầm cần tránh khi sử dụng cũng được nhiều người quan tâm. Những nguyên nhân khiến chúng không được hấp thụ vào cơ thể như:
Xem thêm chi tiết về cách sử dụng collagen qua bài viết: Uống collagen bao lâu thì ngưng?
Bạn hoàn toàn có thể bổ sung collagen vào chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm giúp kích thích sản sinh collagen cho cơ thể. Dưới đây là các nhóm thực phẩm bổ sung collagen mà bạn có thể tham khảo:
Thực phẩm giàu Vitamin C: đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất collagen. Bạn có thể tìm thấy nhiều Vitamin C trong trái cây như cam, quýt, bưởi, ớt chuông và dâu tây.
Thực phẩm giàu Proline: Proline là một α-amino acid được sử dụng trong quá trình tổng hợp protein, góp phần kích thích sản sinh collagen. Một số thực phẩm giàu proline bao gồm lòng trắng trứng, bắp cải, măng tây, mầm lúa mì, sản phẩm từ sữa và nấm.
Rau có màu xanh đậm: Các loại rau xanh đậm cũng là nguồn bổ sung collagen lý tưởng cho cơ thể, chẳng hạn như rau ngót, các loại cải, súp lơ, rau bina, rau xà lách xoong và các loại rau xà lách.
Thực phẩm giàu Omega-3: Các loại cá đại dương như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích,… chứa nhiều Omega-3, mang lại lợi ích lớn cho cơ thể và làn da, giúp ngăn sự mất nước trên da và thúc đẩy quá trình sản xuất collagen.
Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất Đồng và Kẽm: Khoáng chất này có trong thịt, nội tạng, động vật có vỏ, hạt vừng, bột ca cao, hạt điều và đậu lăng, các loại ngũ cốc và hạt.
Thực phẩm chứa Glycine: được tìm thấy nhiều trong da động vật như da lợn, da gà và các loại thực phẩm chứa nhiều protein như thịt, cá, sữa và các loại đậu.
Với những công dụng tuyệt vời như đã đề cập, thị trường hiện nay đã tung ra nhiều sản phẩm giúp bổ sung collagen cho cơ thể. Trong đó, có ba dạng chính của sản phẩm collagen đang được ưa chuộng nhất là: dạng nước, viên uống và bột.
Trong số đó, nước uống collagen là lựa chọn được chị em đánh giá cao. Nhờ vào cấu trúc collagen được phân giải thành các phân tử siêu nhỏ, cho khả năng hấp thu cao. Điều này giúp sản phẩm thẩm thấu nhanh chóng vào cơ thể và củng cố lớp collagen dưới da, duy trì độ đàn hồi và săn chắc cho làn da.
Collagen dạng viên và dạng bột có khả năng hấp thụ thấp hơn và không mang lại hiệu quả tối ưu như dạng nước. Tuy nhiên, chúng có giá cả vô cùng phải chăng và có thể được sử dụng lâu dài.
Mang theo sức mạnh phục hồi và trẻ hóa làn da từ Collagen phân tử siêu nhỏ thế hệ mới, Nước uống Collagen Dipeptide Sắc Ngọc Khang chính là “người bạn đồng hành” không thể thiếu của những ai đang phải đối mặt với tình trạng khô da, sạm da, lão hóa và chảy xệ.
Sản phẩm sử dụng Collagen Dipeptide, được nhập khẩu từ Tập đoàn Nitta Gelatin với hơn 104 năm lịch sử ở Nhật Bản, mang đến những công dụng nổi bật như:
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc “Collagen là gì?” và “Uống collagen có tác dụng gì” cũng như cung cấp thêm các thông tin hữu ích về dưỡng chất này. Đừng quên theo dõi Sắc Ngọc Khang để liên tục cập nhật các thông tin về sức khỏe và làm đẹp mới nhất hiện nay.